Thành phố Hồ Chí Minhlà thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâmkinh tế,văn hóa,giáo dụcquan trọng của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đôHà Nộilàđô thị loại đặc biệtcủaViệt Nam.

Đang xem: Giới thiệu về sài gòn

Vùng đất này ban đầu được gọi làPrey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phámiền Namcủanhà Nguyễn. Năm 1698,Nguyễn Hữu Cảnhcho lậpphủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi ngườiPhápvàoĐông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phốSài Gònđược thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hayParisPhương Đông. Sài Gòn là thủ đô củaLiên Bang Đông Dươnggiai đoạn 1887-1901. Năm1954, Sài Gòn trở thành thủ đô củaViệt Nam Cộng hòavà thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùngĐông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày2 tháng 7năm1976,Quốc hội nước Việt Nam thống nhấtquyết định đổi tên Sài Gòn thành “Thành phố Hồ Chí Minh”, theo tên vịChủ tịch nướcđầu tiên củaViệt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miềnĐông Nam BộvàTây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam),mật độtrung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người.<3>Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người.<4>Giữ vai trò quan trọng trong nềnkinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.<5><6>Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam vàĐông Nam Á, bao gồm cảđường bộ,đường sắt,đường thủyvàđường không. Vào năm2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vựcgiáo dục,truyền thông,thể thao,giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thốnggiao thông công cộngkém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bịô nhiễmdo phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.

Vị trí, địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh cótọa độ10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnhBình Dương, Tây Bắc giáp tỉnhTây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnhĐồng Nai, Đông Nam giáp tỉnhBà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnhLong AnvàTiền Giang<7>. Nằm ởmiền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cáchHà Nội1.730kmtheo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờbiển Đông50km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vựcĐông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế<8>.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miềnĐông Nam Bộvàđồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ởquận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quậnThủ Đức,quận 2, toàn bộ huyệnHóc Mônvàquận 12có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét<9>.

Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:

Cực Bắc là xãPhú Mỹ Hưng, huyệnCủ Chi.Cực Tây là xãThái Mỹ, huyệnCủ Chi.Cực Nam là xãLong Hòa, huyệnCần Giờ.Cực Đông là xãThạnh An, huyệnCần Giờ.

Địa chất, thủy văn

*

Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tíchPleistocenvàHolocenlộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tíchphù sa cổhình thành nhóm đất đặc trưng riêng:đất xám. Với hơn 45 nghìnhecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi… hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là “giồng” cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò<10>.

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưuhệ thống sông Ðồng Nai-Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.Sông Ðồng NaiBắt nguồn từcao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố.Sông Sài Gònbắt nguồn từ vùngHớn Quản, chảy quaThủ Dầu Mộtđến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh làsông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy rabiển Đôngbởi hai ngả chínhSoài RạpvàGành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bếncảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông,Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé,Lò Gốm, Kênh Tẻ,Tàu Hũ, Kênh Ðôi…Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông,thủy triềuthâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành<11>.

Nhờtrầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tíchHolocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở batầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). TạiQuận 12, các huyệnHóc MônvàCủ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.<11>

Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùngnhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ Chí Mình không có bốn mùa:xuân,hạ,thu,đôngrõ rệt, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Trong năm TP.HCM có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từtháng 5tớitháng 11(khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từtháng 12tớitháng 4năm sau (khí hậu khô mát, nhiệt độ cao vừa mưa ít). Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949mm/năm, trong đó năm1908đạt cao nhất 2.718mm, thấp nhất xuống 1.392mm vào năm1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại<12>.

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từẤn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từbiển Đông, tốc độ trung bình 2,4m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn cógió tín phongtheo hướng Nam – Đông Nam vào khoảngtháng 3tớitháng 5, trung bình 3,7m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm<12>.

<ẩn>Dữ liệu khí hậu của Ho Chi Minh CityTháng123456789101112NămCao kỉ lục °C (°F)

Trung bình cao °C (°F)

Trung bình ngày, °C (°F)

Trung bình thấp, °C (°F)

Thấp kỉ lục, °C (°F)

Lượng mưa, mm (inches)

%độ ẩm

Số ngày mưaTB

Số giờ nắng trung bình hàng tháng

38(100) 40(104) 38(100) 38(100) 39(102) 38(100) 41(106) 37(99) 38(100) 38(100) 37(99) 37(99) 41(106)
31.6 32.9 33.9 34.6 34.0 32.4 32.0 31.8 31.3 31.2 31.0 30.8 32,3
25.8 26.7 27.9 28.9 28.3 27.5 27.1 27.1 26.8 26.7 26.4 25.7 27,0
21.1 22.5 24.4 25.8 25.2 24.6 24.3 24.3 24.4 23.9 22.8 21.4 23,7
13(55) 17(63) 16(61) 17(63) 16(61) 21(70) 17(63) 21(70) 20(68) 20(68) 17(63) 15(59) 13(55)
13.8(0.543) 4.1(0.161) 10.5(0.413) 50.4(1.984) 218.4(8.598) 311.7(12.272) 293.7(11.563) 269.8(10.622) 327.1(12.878) 266.7(10.5) 116.5(4.587) 48.3(1.902) 1.931(76,02)
69 68 68 70 76 80 80 81 82 83 78 73 75,7
2.4 1.0 1.9 5.4 17.8 19.0 22.9 22.4 23.1 20.9 12.1 6.7 155,6
244.9 248.6 272.8 231.0 195.3 171.0 179.8 173.6 162.0 182.9 201.0 223.2 2.486,1
Nguồn #1:World Meteorological Organization(UN)<13>Weatherbase (record highs, lows, and humidity)<14>
Nguồn #2: (sunshine hours only)<15>

Môi trường

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung… Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đềô nhiễm môi trườngquá lớn. Hiện trạngnước thảikhông được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất,bệnh việnvà cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày<16>.Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này<17>.

Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm2007cho thấy, so với năm2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất… còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọngthuốc bảo vệ thực vậttừ sản xuất nông nghiệp gây nên<18>.

Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140km2với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷđồngmỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn<19>.

Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ<20>.

Lịch sử

Thời kỳ hoang sơ

Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quậtkhảo cổtrên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từthời kỳ đồ đácho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tácnông nghiệp.Văn hóa Sa Huỳnhtừng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳvăn hóa Óc Eo, từ đầuCông Nguyêncho tớithế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.

Cho đến trướcthế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn – Gia Định vẫn là địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khingười Việtxuất hiện<21>.

Khai phá

*

Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức củanhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữNgọc Vạnvới vuaChân LạpChey Chetta IItừ năm1620, mối quan hệ giữaĐại Việtvà Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó,người Chăm,người Mancũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa<22>.

Giai đoạn từ1623tới1698được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này<23>. Năm1623,chúa Nguyễnsai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam quaCampuchiavàXiêm. Hai sự kiện quạn trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ ba cơ quan chính quyền này<23>.

Năm1679, chúaNguyễn Phúc Tầncho một nhómngười Hoa”phản Thanh phục Minh” tớiMỹ Tho,Biên Hòavà Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm1698, chúa Nguyễn saiNguyễn Hữu Cảnhkinh lý vào miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủGia Địnhvà hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam<24>.

Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn. Năm1802, sau khi chiến thắngTây Sơn,Nguyễn Ánhlên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam. Các công trình kênh đào Rạch Giá – Hà Tiên, Vĩnh Tế… được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành<25>.

Từ Gia Định tới Sài Gòn

Năm1788,Nguyễn Ánhtái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lạiTây Sơn. Năm1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh ngườiPháp, Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựngThành Bát Quáilàm trụ sở của chính quyền mới. “Gia Định thành” khi đó được đổi thành “Gia Định kinh”<26>. Tới năm1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ởHuế, miền Nam được chia thành 5 trấn. Sáu năm sau,1808, “Gia Định trấn” lại được đổi thành “Gia Định thành”. Trong khoảng thời gian1833đến1835,Lê Văn Khôikhởi binh chống lạinhà Nguyễn, Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn ápcuộc nổi dậy, năm1835, vuaMinh Mạngcho phá Thành Bát Quái, xây dựngPhụng Thànhthay thế<27>.

*

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm1859, ngườiPhápgấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Theo thiết kế ban đầu, Sài Gòn bao gồm cả khu vựcChợ Lớn. Nhưng đến1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, chính quyền Pháp quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, nhưDinh Thống đốc Nam Kỳ,Dinh Toàn quyền, được thực hiện. Sau hai năm xây dựng và cải tạo, bộ mặt Sài Gòn hoàn toàn thay đổi<28>.

Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hìnhchâu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục…Lục tỉnh Nam Kỳlà thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trongtỉnh Gia Định. Vào năm1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên làrạch Thị Nghèvàrạch Bến Nghévới một bên làsông Sài Gòncùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa. Đến năm1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên. Cho tới nửa đầu thập niên1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định<28>. Ngày15 tháng 3năm1874,Tổng thống PhápJules Grévyký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn<27>. Đứng đầu là viên Thị trưởngngười Pháp. Đến năm 1879 thì chính quyền cho lập thêm Hội đồng thành phố Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố –Commission municipale).

Xem thêm: Tại Sao Family Outing 1 Kết Thúc, Family Outing, Vì Sao Family Outing Kết Thúc

<29>

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, không chỉ hành chính mà còn kinh tế, văn hóa, giáo dục của cảLiên bang Đông Dương, được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông” (“la perle de l'Extrême-Orient”)<30>hoặc một “Paris nhỏ ở Viễn Đông” (“le petit Paris de l'Extrême-Orient”).<31>

Tính đến năm 1945 thì thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn có dân số là 500.000.Chiến tranh Đông Dươngtác động cuộc di dân từ nông thôn lên thành thị khiến bốn năm sau, 1949 thì dân số tăng hơn gấp đôi thành 1.200.000 và sang năm 1954 với hàng trăm nghìn ngườidi cư vào Namtừ phía bắcvĩ tuyến 17thì dân số Sài Gòn leo cao, đạt 2.000.000.<32>

Thủ đô Sài Gòn

Từ năm1949, Sài Gòn đã là thủ đô củaQuốc gia Việt Nam. Đến năm1955,Việt Nam Cộng hòađược thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi chính thức “Đô thành Sài Gòn“<33>(lưu ý, cách viết thông dụng là “Saigon”). Cũng năm1954, thành phố tiếp nhận mộtlượng di dân mớitừmiền Bắc Việt Nam(phần đông là người Công Giáo, còn gọi là dân Bắc Kỳ Công giáo) tập trung tại các khu vực như Xóm Mới- Gò Vấp, Bình An- Quận 8, và rải rác tại các quận khác. Với nghị định số 110-NV ngày27 tháng 3năm1959của Tổng thốngNgô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.

Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ sự phát triển củakinh tế Việt Nam Cộng hòavà viện trợ củaChính phủ Hoa Kỳvà các nước đồng minh, Sài Gòn trở thành một thành phố hoa lệ được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.<34><35>Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việcQuân đội Hoa Kỳvào tham chiến tại miền Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên<36>. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ. Thành phố trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí.

Nhưng tới những năm cuối của cuộcChiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam đi xuống do Mỹ cắt giảm viện trợ, nạnlạm pháttrở nên nghiêm trọng. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp của cuộc chiến gây ảnh hưởng xấu tới Sài Gòn.Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975đã khiến nhiều người dân rời bỏ thành phố ra nước ngoài định cư.<37>Cũng trong thời gian này, ước tính 700.000 người khác được vận động đikinh tế mới; nền văn hóa có ảnh hưởng phương Tây bị lu mờ rồi tàn lụi.<38>

Thành phố Hồ Chí Minh

Với tổng diện tích 2.095km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. Bốn quậnGò Vấp,Phú Nhuận,Bình Thạnh,Tân Bìnhđược thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện:Thủ Đức,Hóc Môn,Củ Chi,Bình Chánh,Nhà Bè. Năm1978, thành phố nhận thêmhuyện Duyên Hảicủa tỉnhĐồng Nai. Năm1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn<40>.

Hành chính

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5thành phố trực thuộc Trung ươngcủaViệt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Trong đó có 322 đơn vị hành chính cấpxã, bao gồm 259phường, 58xãvà 5thị trấn<41>.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh<42>Các quận
TênDiệntích (km²)Dânsố (người)
Quận 1 8 187.435
Quận 2 50 140.621
Quận 3 5 188.945
Quận 4 4 183.261
Quận 5 4 174.154
Quận 6 7 253.474
Quận 7 36 274.828
Quận 8 19 418.961
Quận 9 114 263.486
Quận 10 6 232.450
Quận 11 5 232.536
Quận 12 53 427.083
TênDiệntích (km²)Dânsố (người)Các quận
Thủ Đức 48 455.899
Tân Phú 16 407.924
Tân Bình 22 430.436
Phú Nhuận 5 175.175
Gò Vấp 20 548.145
Bình Thạnh 21 470.054
Bình Tân 52 595.335
Các huyện
Bình Chánh 253 447.291
Cần Giờ 704 70.697
Củ Chi 435 355.822
Hóc Môn 109 358.640
Nhà Bè 100 103.793

Về hành chính,Hội đồng Nhân dânthành phố, với các đại biểu được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 5 năm, có quyền quyết định các kế hoạch phát triển dài hạn vềkinh tế,văn hóa,giáo dục… của thành phố. Đứng đầu Hội đồng Nhân dân gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và một Uỷ viên thường trực. Hội đồng Nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động củaỦy ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra củaChính phủtrong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội<43>.

Hội đồng Nhân dân thành phố bầu nênỦy ban Nhân dân, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn thành phố. Đứng đầu Ủy Ban Nhân dân gồm một Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Các sở, ngành của Ủy ban Nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, nhưy tế,giáo dục,đầu tư,tư pháp,tài chính. Tương tự, cấp quận, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp thành phố. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân còn quản lý một số tổng công ty trên địa bàn thành phố<44>.

Bên cạnh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, đảng bộĐảng Cộng sản Việt Namtại thành phố còn bầu raBí thư Thành ủy. Quyền hạn và trách nhiệm của Bí thư Thành ủy được quy định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào năm1995, hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ.

Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàukinh tếcủa cảViệt Nam.Thành phốchiếm 0,6%diện tíchvà 8,34% dân số củaViệt Namnhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trịsản xuấtcông nghiệpvà 34,9% dự án nước ngoài<45>. Vào năm2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.966.400 lao động có độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc<46>. Năm 2008, lực tượnglao độngcó độ tuổi từ 15 trở lên trên địa bànthành phốgồm có 3.856.500 người, năm 2009 là 3.868.500 người, năm 2010 đạt 3.909.100 người, nhưng đến 2011 còn số này đạt 4.000.900 người<47>Tính chung trong 9 tháng đầu năm2012,GDPđạt 404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7%. Năm 2012,GDPđạt khoảng 9,2%, trong đó khu vựcdịch vụđạt khoảng 10,8%,công nghiệpvàxây dựngđạt khoảng 9,2%,nông lâmvàthủy sảnđạt 5%.GDP bình quân đầu ngườiđạt 3.700USD. Thu ngân sách năm2012ước đạt 215.975 tỷ đồng, nếu không tính ghi thu chi là 207.000 tỷ đồng, đạt 92,42% dự toán, bằng 105,40% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 109.500 tỷ đồng, bằng 88,81% dự toán, thu từ hoạt độngxuất nhập khẩuđạt 70.000 tỷ đồng, bằng 88,72% dự toán<48>…

Bên cạnh đóỦy ban nhân dânThành phốHồ Chí Minhcũng đã trìnhHội đồng nhân dânThành phố 29 chỉ tiêu vềkinh tếvà xã hội trong năm 2013, đặt mục tiêuthu nhập bình quân đầu ngườinăm 2013. Trong đó có một số chỉ tiêukinh tếgồm cóGDP bình quân đầu ngườiđạt khoảng 4.000 USD/người, tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự kiến tăng 9,5-10%, tốc độ kim ngạchxuất khẩulà 13%, tổng vốn đầu tư phát triển toànxã hộidự kiến khoảng 248.500-255.000 tỷ đồng, bằng 36-37% GDP, chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng củacả nước<49>…

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từkhai thác mỏ,thủy sản,nông nghiệp,công nghiệpchế biến,xây dựngđếndu lịch,tài chính… Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%<50>.

Tính đến giữa năm2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉUSDvà 19,5 nghìn tỉVND<51>. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốnđầu tư trực tiếp nước ngoàivới 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm2007<52>. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD<53>. Trong bảng xếp hạng vềChỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhcủa Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành.<54>

Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng.Chợ Bến Thànhlà biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện nhưSaigon Trade Centre,Diamond Plaza… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đôHà Nội<55>.Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch làVN-Index, được thành lập vàotháng 7năm1998. Tính đến ngày31 tháng 12năm2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng<56>.

Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy… có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến<57>. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp… cũng gây khó khăn cho nền kinh tế<53>. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

Xã hội

Lịch sử phát triểndân số
Năm Dân số
1995 4.640.400
1996 4.747.900
1997 4.852.300
1998 4.957.300
1999 5.073.100
2000 5.274.900
2001 5.454.000
2002 5.619.400
2003 5.809.100
2004 6.007.600
2005 6.230.900
2006 6.483.100
2007 6.725.300
2008 6.946.100
2009 7.196.100
2010 7.378.000
2011 7.521.100
2012 7.750.900<1> Nguồn:<58>

Dân cư

Dân số năm1929là 123.890 người trong số đó có 12.100người Pháp. Kể từ sau 1975, dân số Sài Gòn gia tăng nhanh, nhất là dân cư trú lậu không kiểm soát được, nên nhà cửa xây cất bửa bãi. Theo thống kê chính thức, dân số Sài Gòn năm 1975 là 3.498.120 người<59>. Tính đến năm 2012, dân số toàn thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 7.750.900 người, vớidiện tích2095,6km2, mật độ dân số đạt 3699 người/km²<60>Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.433.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.317.700 người<61>. Dân số nam đạt 3.585.000 người<62>, trong khi đó nữ đạt 3.936.100 người<63>. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,4 ‰<64>

Sự phân bốdân cưở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số quận như4,5,10và11có mật độ lên tới trên 40.000người/km², thì huyện ngoại thànhCần Giờcó mật độ tương đối thấp 98người/km²<65>. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%<66>. Những năm gần đâydân sốcác quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khidân sốcác quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. Theo ước tính năm2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu<67>.

Tính đến ngày1 tháng 4năm2009, Toàn thành phố có 13Tôn giáokhác nhau đạt 1.983.048 người, nhiều nhất làPhật giáocó 1.164.930 người, tiếp theo làCông Giáođạt 745.283 người, đạo cao đài chiếm 31.633 người,Đạo Tin lànhcó 27.016 người,Hồi Giáochiếm 6.580 người,Phật Giáo Hòa Hảođạt 4.894 người,Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Namcó 1.387 người. Còn lại các tôn giáo khác như Bà la môn có 395 người,Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩacó 298 người,Minh Sư Đạocó 283 người, đạoBahá'ícó 192 người,Bửu Sơn Kỳ Hương89 người và 67 người theoMinh Lý Đạo<2>.

Theo thống kê của tổng cục thống kêViệt Nam, tính đến ngày1 tháng 4năm2009, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phầndân tộccùng người nước ngoài sinh sống<2>. Trong đó, nhiều nhất làngười Kinhcó 6.699.124 người, các dân tộc khác nhưngười Hoacó 414.045 người,người Khmercó 24.268 người, người Chăm 7.819 người,người Tàycó 4.514 người,người Mường3.462 người, ít nhất làngười La Hủchỉ có 1 người<2>.

Y tế

Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, nhưmại dâm,ma túy, tình trạngô nhiễm môi trường… gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển nhưsốt rét,sốt xuất huyết,tả,thương hàn… hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, nhưtim mạch,tăng huyết áp,ung thư,tâm thần,bệnh nghề nghiệp… đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh<68>. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 71,19, con số ở nữ giới là 75,00<69>.

Vào năm2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm2002<70>. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh<71>. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Theo con số năm1994, chỉ riêngQuận 5có tới 13 bệnh viện với 5.290 giường, chiếm 37% số giường bệnh toàn thành phố<72>. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ<68>.

Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ.

Giáo dục

Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộcBộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học2008–2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III<73>. Ngoài ra, theo con số từ1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâmxóa mù chữ, 139 trung tâmtin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục<74>.

Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thànhCủ Chi,Bình Chánh,Nhà Bè,Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạyquốc tế ngữ, một trường dạyHánNôm, bốn trường dạytiếng Việtcho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư<75>.

Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường đại học Sài Gòn vàTrường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng vớiHà Nội.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhvới 6 trường đại học thành viên<76>. Nhiều đại học lớn khác của thành phố nhưĐại học Kiến trúc,Đại học Y Dược,Đại học Ngân hàng,Đại học Luật,Đại học Kinh tế… đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia<77>.

Xem thêm: Tại Sao Dựa Vào Các Đường Đồng Mức, Câu Hỏi Trang 51 Sgk Địa Lý 6, Câu 1

Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ emngười Hoakhông biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ emngười Kinh. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành<77>.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *