Khi nhận thấy mình bị chậm kinh 2 tháng hay trễ kinh 2-3 tháng rất nhiều chị em lo lắng không biết tại sao mình vẫn chưa thấy đến kỳ kinh. Một số chị em vì lo sợ mình mang thai nên luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sinh hoạt. Vậy bị chậm kinh 2-3 tháng có sao không? Cách chữa trị như thế nào?
1. Chậm kinh nguyệt là gì?
Chậm kinh nguyệt (hay gọi là chậm kinh hoặc trễ kinh) là hiện tượng kinh nguyệt không đều, tức là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn so với các chu kỳ bình thường, Có thể là chậm kinh 2 tháng, chậm kinh 3 tháng hoặc lâu hơn.
Đang xem: Tại sao 2 tháng mà vẫn chưa có kinh nguyệt
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra từ 28 – 32 ngày, nếu sau khoảng thời gian là từ 32 ngày mà chưa thấy có kinh nguyệt thì rất có thể là chị em đang bị chậm kinh.
Ngoài biểu hiện 2 – 3 tháng không có kinh nguyệt, chị em còn có thấy thêm các biểu hiện, dấu hiệu khác như đau đầu, vùng kín nổi mụn lạ, chóng mặt, đau vùng bụng dưới, đau ở vùng xương chậu…
Những biểu hiện bất thường có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như bị chậm kinh 2 – 3 tháng là những dấu hiệu mà chị em không nên chủ quan. Khi gặp phải những dấu hiệu bất thường đó thì chị em nên nhanh chóng đi thăm khám ngay để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Hiện tượng trễ kinh nguyệt tuy không gây hại đến tính mạng nhưng nó lại gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với tâm lý, sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới.
Nhấp vào đây để được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải đáp nhanh chóng 24/24 và nhận ưu đãi gói khám tổng quát chỉ 320k và giảm 30% chi phí tiểu phẫu (Tại Đây)
2. Nguyên nhân dẫn đến chậm kinh 2 – 3 tháng
Bị chậm kinh 2 tháng hay có khi bị trễ kinh 3 tháng là hiện tượng không bình hường của cơ thể. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khoẻ bất thường mà chị em nên lưu tâm. Vậy nguyên nhân trễ kinh nguyệt là gì? Theo nghiên cứu, hiện tượng mất kinh, điển hình là chậm kinh 2 – 3 tháng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
2.1. Do căng thẳng, stress
Ngày nay, do áp lực từ công việc, gia đình khiến người phụ nữ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, stress… Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe mà nó còn có ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, chị em khi đó sẽ dễ gặp phải các biểu hiện như chậm kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều…
2.2. Do rối loạn nội tiết tố
Bị chậm kinh, trễ kinh cũng có thể bắt nguồn từ rối loạn nội tiết tố, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng trễ kinh. Khi nội tiết tố rối loạn, không ổn định, các cơ quan như buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, lượng estrogen suy giảm bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Từ đó dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, không đều, tắc kinh, chậm kinh…
2.3. Do mang thai
Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm kinh thường gặp ở những chị em có quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Nếu chị em có quan hệ tình dục vào khoảng thời gian rụng trứng thì khả năng thụ thai là khá cao.
Trứng sau khi đã thụ tinh với tinh trùng sẽ di chuyển vào tử cung để phát triển, hình thành nên phôi thai. Khi đó, cơ thể sẽ có ít nhiều thay đổi, lớp niêm mạc tử cung cũng sẽ không dày lên và chị em trong khoảng thời gian mang thai sẽ không có kinh nguyệt.
Để biết có phải mình mang thai hay không khi thấy bị chậm kinh, chị em có thể mua que thử thai về kiểm tra hoặc nhanh nhất là đến những địa chỉ y tế tin cậy để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, siêu âm cụ thể.
2.4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số chị em lạm dụng các loại thuốc điều trị như thuốc thần kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc dùng trong hóa trị, thuốc tránh thai, đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp… cũng gặp phải tình trạng tắc kinh, chu kỳ kinh đến muộn… cùng một số tác dụng phụ khác như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu…
2.5. Do mắc các bệnh phụ khoa
Một trong những nguyên nhân gây ra trễ kinh nguyệt đó là do chị em mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, suy buồng trứng…
Những bệnh phụ khoa này đều gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, thiên chức làm mẹ. Do đó, khi thấy có các dấu hiệu bất thường như chậm kinh, kinh nguyệt có màu sắc lạ, ra quá nhiều hoặc ra quá ít… thì nên đi thăm khám ngay.
2.6. Do tăng, giảm cân đột ngột
Theo nghiên cứu, tăng hay giảm cân đột ngột thì cũng đều khiến chị em bị chậm kinh. Cho dù là giảm cân hoặc tăng cân một cách đột ngột đều khiến lượng hormone thay đổi, cơ chế phóng noãn, rụng trứng cũng bị ảnh hưởng và tất nhiên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
Đối với những chị em đang có các vấn đề về cân nặng mà gặp phải hiện tượng chậm kinh thì nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống hợp lý, có khoa học.
2.7. Do tuyến giáp bất thường
Tuyến giáp là một tuyến quan trọng có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến này có trục trặc, chị em phụ nữ cũng sẽ gặp phải một số vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt. Nếu kéo dài không chữa trị ngay có thể dẫn tới vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Một số trường hợp bắt nguồn là do hiện tượng cường giáp cũng có một số triệu chứng như xuất hiện nhiều cơn đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ kinh đến sớm hoặc mất kinh 2-3 tháng
2.8. Do cho con bú
Trong thời gian các mẹ cho con bú, Prolactin – một loại hormone kích thích tiết ra sữa sẽ được cơ thể sản sinh ra, đồng thời lượng estrogen sẽ có dấu hiệu suy giảm và chị em trong thời gian cho bé bú sẽ chậm kinh 2 tháng đến 3 tháng.
Đối với những mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì thời gian chậm kinh nguyệt sẽ lâu hơn, thậm chí là kéo dài từ 1 năm trở lên. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt sẽ sớm trở lại khi chị em không nuôi con bằng sữa mẹ nữa mà thay thế là các loại sữa công thức, sữa bột…
2.9. Do đa nang buồng trứng
Đa nang buồng trứng là hiện tượng có quá nhiều nang trứng trong buồng trứng nhưng trứng không rụng thường xuyên, hiện tượng phóng noãn không diễn ra và chu kỳ kinh nguyệt cũng không xuất hiện.
Xem thêm: 15 Lý Do Tại Sao Nên Du Học Mỹ ? 15 Lý Do Tại Sao Chọn Du Học Tại Hoa Kỳ
Ngoài chậm kinh, kinh nguyệt đến trễ hơn so với bình thường thì chị em còn gặp phải các biểu hiện khác như tăng cân đột ngột, mọc nhiều lông, xuất hiện nhiều mụn trứng cá…Bệnh u nang buồng trứng nếu chữa trị muộn sẽ khiến chị em khó thụ thai, thậm chí là dễ dẫn đến vô sinh.
2.10. Các nguyên nhân khác
Hiện tượng chậm kinh cũng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thường xuyên mệt mỏi, bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, bất thường ở quá trình phóng noãn và rụng trứng…
3. Cách điều trị chậm kinh
Để chữa bệnh hiệu quả thì chị em cần nhanh chóng đi thăm khám tại những địa chỉ y tế tin cậy, uy tín để bác sĩ kiểm tra nhằm xác định rõ nguyên nhân, mức độ của bệnh, sau đó sẽ đưa ra cách hỗ trợ điều trị thích hợp.
3.1. Điều trị nội khoa
Tùy vào từng trường hợp, sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp cho chị em. Thuốc thường là các loại thuốc được bào chế ở dạng uống, dạng đặt âm đạo tùy vào từng trường hợp.
Thuốc bổ sung nội tiết tố: Đối với những trường hợp trễ kinh do thiếu hoặc do nội tiết tố không ổn định thì bác sĩ sẽ kê loại thuốc bổ sung nội tiết tố để giúp điều hòa, ổn định chu kỳ kinh nguyệt cho chị em.
Thuốc kháng viêm: Thường dùng để điều trị cho những chị em bị chậm kinh do mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh còn ở mức độ nhẹ. Thuốc điều trị chủ yếu có tác dụng loại bỏ mầm bệnh, kháng viêm, giảm các biểu hiện của bệnh.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Đối với những trường hợp chậm kinh do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, có thể là nhờ đến phẫu thuật để hỗ trợ điều trị. Một số phương pháp điều trị cho những trường hợp này là kỹ thuật dao Leep, công nghệ ozone… đảm bảo điều trị dứt điểm, hiệu quả bệnh.
Lưu ý: Để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả, độ an toàn cao thì chị em chỉ nên tiến hành điều trị tại những địa chỉ, phòng khám chuyên khoa uy tín, điển hình là phòng khám đa khoa Thái Hà. Nơi đây là một địa chỉ thăm khám, điều trị các vấn đề về sức khỏe sinh sản cho nữ giới, trong đó có khám, chữa các vấn đề về kinh nguyệt như trễ kinh, thống kinh, vô kinh…
4. Cách khắc phục chậm kinh
Ngoài vấn đề điều trị bệnh, chị em cũng có thể thực hiện một số giải pháp sau để giúp khắc phục hiện tượng chậm kinh hiệu quả, cụ thể:
Cung cấp, bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa dinh dưỡng cho cơ thể. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin như thịt bò, rau xanh, trái cây tươi, cá, sữa, trứng…
Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý, có khoa học, làm việc, nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế thức khuya, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi…
Tăng cường tập luyện các bài thể dục thể thao mỗi ngày nhằm giúp nâng cao sức khỏe.
Giữ tinh thần thoải mái, ổn định. Tránh mệt mỏi, chán nản, stress.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày, thay băng vệ sinh đúng cách và đầy đủ nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu nhận thấy có các triệu chứng bất thường thì nên đi thăm khám ngay.
Như vậy, bị chậm kinh 2 tháng đến 3 tháng đều là vấn đề mà chị em không nên chủ quan. Nếu nhận thấy mình có hiện tượng này cùng các dấu hiệu bất thường khác thì chị em nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được hỗ trợ điều trị cụ thể.
Xem thêm: Tại Sao Không Mở Được Word Không Mở Được Trên Máy Tính, Khắc Phục Lỗi Word Không Khởi Động Được
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bị chậm kinh 2 – 3 tháng có sao không, cách khắc phục tình trạng chậm kinh nguyệt là gì. Nếu còn thắc mắc gì, chị em có thể nhấp vào khung chat trực tuyến tại đây để được các chuyên gia giải đáp, tư vấn cụ thể hơn.