Bánh cáy Thái Bình không chỉ mang vị thơm ngon đặc trưng của miền quê lúa mà còn chứa đựng cả tâm huyết tình cảm của những người dân thật thà chất phác nơi đây. Bên cạnh đó, tên gọi của loại bánh này khiến nhiều người thắc mắc rằng liệu có phải nó được làm từ con cáy hay không?
Bánh cáy Thái Bình (hay bánh cáy Làng Nguyễn) có nguồn gốc từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Bánh cáy với người dân Thái Bình như một sản vật từ lâu đời, luôn là món quà quê đầu tiên khi gửi biếu những người khách phương xa.
Đang xem: Tại sao gọi là bánh cáy
Món bánh ra đời trong hoàn cảnh éo le
Ảnh: Youtube
Theo tương truyền, sở dĩ món bánh này được gọi là bánh cáy vì nó có phần nguyên liệu màu cam giống như trứng con cáy. Tuy nhiên cũng có tài liệu nói rằng món bánh này vốn được gọi là bánh cay do có gừng và sau này được gọi lái là bánh cáy.
Bánh cáy – thức quà dân dãn được chế biến tỉ mỉ
Bánh cáy là món bánh dân dã đặc trưng của vùng đất Thái Bình. Chính vì vậy đã có những câu thơ dân gian nói về món bánh này:
“Đây quê mẹ màu xanh bát ngát
Bao tháng ngày phiêu bạt nơi xa
Kia làng Nguyễn bùi ngùi thương nhớ
Bánh cáy làm đâu nỡ vội quên…”
Bánh cáy có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Ảnh: saigonamthuc.vn
Được trực tiếp chứng kiến các công đoạn tỉ mỉ làm ra bánh cáy, thực khách mới thấy được món bánh này chứa đựng cả tâm huyết tình cảm của những người thợ làm bánh.
Những nguyên liệu làm bánh cáy. Ảnh: dienmayxanh.vn
Để làm được một chiếc bánh ngon, việc lựa chọn nguyên liệu phải được đặt lên hàng đầu. Những hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn mẩy là nguyên liệu chính để làm bánh. Ngoài ra nguyên liệu còn có quả gấc, quả dành dành, lạc, vừng, nha, mỡ lợn, vỏ quýt…
Gạo nếp sẽ được chia đều làm ba phần, phần để làm bỏng, phần để đồ xôi với quả gấc tạo màu đỏ và phần còn lại sẽ đồ với quả dành dành tạo màu vàng tươi. Để làm “con cáy” giòn giòn mà không bị cứng, người ta đồ riêng 2 phần gạo nếp với quả gấc và quả dành dành rồi giã ra như bánh dày, thái nhỏ, phơi khô là hoàn thành. Mỡ lợn được thái hạt lựu rồi ướp với đường cho thấm hoàn toàn. Vỏ quýt, cà rốt, gừng tươi thái nhỏ rồi xào đường để riêng. Vừng lạc rang lên rồi xát bỏ vỏ. Sau đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều thành hỗn hợp và đổ vào chảo, đảo đều tay cho đến khi dậy mùi thơm. Nếu không có máy, quá trình đảo hỗn hợp phải thật khéo, phải đảo đều tay cho “con cáy” và nha quyện chặt lấy nhau. Sau đó múc hỗn hợp vào khuôn lót sẵn vừng bên dưới và chờ bánh nguội. Bánh khi cứng sẽ lấy ra khỏi khuôn và rải vừng lên trên.
Xem thêm: Tại Sao Nhân Dân Thời Trần Lại Sẵn Sàng Đoàn Kết Với Triều Đình Chống Giặc Giữ Nước
“Con cáy” làm từ gạo nếp và hoa dành dành, gấc có màu vàng ươm bắt mắt (ảnh sưu tầm)
Bánh cáy đang được cắt nhỏ. Ảnh: dienmayxanh.vn
Người ta sẽ chọn những hạt vừng to, tròn được phơi khô và rang cho chơm chín thì khi ăn mới có được vị bùi. Ngoài ra, bánh còn có dầu chuối để tạo độ thơm. Vị thơm dẻo của nếp cái hoa vàng, vị cay cay của gừng, vị giòn thơm của “con cáy”, bùi bùi của lạc quyện cùng với hương thơm nhè nhẹ của dầu chuối tạo nên hương vị ngọt thơm khác biệt cho bánh cáy. Thưởng thức món bánh này cùng tách trà xanh ấm nóng sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
trinhtrn
Nhìn những người nghệ nhân nâng niu, mê mẩn hộp bánh trên tay chia sẻ về cách làm bánh mới thấy cái nghề gia truyền này đã trở thành lẽ sống của họ. Có lẽ vì thế mà mỗi hộp bánh ở nơi đây không chỉ có vị ngon đặc trưng vùng miền mà còn chứa đựng cả tâm huyết tình người ấm áp của những người con quê lúa dân dã, thật thà chất phác.
Bánh cáy được đóng thành hộp. Ảnh: pasgo
Hiện nay, du khách đến Thái Bình có thể mua bánh cáy ở rất nhiều nơi, nhưng ngon nhất vẫn là ở làng Nguyễn. Mỗi hộp bánh cáy Thái Bình được bán với giá khoảng 25.000 đồng – 60.000 đồng.
Xem thêm: Tại Sao Không Nhận Được Thông Báo Trên Facebook, Khắc Phục Lỗi Facebook Không Xem Được Thông Báo
Bánh cáy dân dã, bình dị là vậy nhưng hương vị nó đem đến cho thực khách lại không hề bình thường. Mỗi hộp bánh như chứa đựng cả tâm huyết của người làm bánh gửi gắm vào đó để mỗi khi thưởng thức bạn lại nhớ về vùng quê lúa mộc mạc.